Tứ trụ là bộ môn khoa học nghiên cứu về vận mệnh của con người và thông qua đó cải tạo vận số ngày càng hưng thịnh hơn. Vậy thì tứ trụ là gì? Cách xem tứ trụ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tứ trụ cũng như cung cấp ý nghĩa của tứ trụ bản mệnh để mọi người có thể tính toán được vận mệnh của mình.
Nội dung chính
1/ Tứ trụ là gì?
Tứ trụ là phương pháp luận đoán vận mệnh kết hợp đại vận và lưu niên để nắm bắt và cải vận cho mọi người. Tứ trụ gồm 4 trụ: Trụ năm, trụ tháng, trụ ngày và trụ giờ. Mỗi trụ bao gồm một cặp can chi. Can chi ở đây là thiên can và địa chi.
Về bản chất, tứ trụ dựa trên 2 nguyên lý cơ bản là âm dương và ngũ hành sinh khắc chế hóa. Đời người chia thành các vận 10 năm, gọi là đại vận. Rồi trong mỗi vận lại xét theo từng năm, gọi là lưu niên hoặc thái tuế. Kết hợp đại vận với lưu niên và tứ trụ, ta có thể luận đoán được mức độ cát hung, họa phúc của đời người.
Mỗi trụ trong tứ trụ sẽ tương ứng với một giai đoạn tuổi:
– Trụ năm thể hiện cuộc sống từ nhỏ đến 18 tuổi.
– Trụ tháng thể hiện thời tiền vận.
– Trụ ngày thể hiện thời trung vận.
– Trụ giờ thể hiện thời hậu vận.
2/ Tứ trụ bát tự khác tử vi như thế nào?
Tại Việt Nam thì Tử vi phổ biến hơn xem tứ trụ bát tự bởi Tử vi rất dễ luận đoán, phù hợp với nữ giới. Còn Tứ trụ bát tự sẽ cần phải nắm bắt rất nhiều kiến thức mới có thể luận đoán chính xác.
Xét về tính hiệu quả thì Tứ trụ bát tự được đánh giá cao hơn. Nhất là việc luận đoán số mệnh, cải tạo vận mệnh phú hợp với xu hướng hiện đại. Các nước phát triển: Singapore, Hong Kong, Malaysia,…đều sử dụng Bát tự chứ ít dùng Tử vi.
Dưới đây là sự khác nhau giữa tứ trụ bát tự và tử vi:
2.1/ Cách lập lá số
– Tử vi: Dùng lịch âm để lập lá số. Cách này sẽ không chuẩn khi năm đó là năm nhuận.
– Tứ trụ bát tự: Dùng lịch dương nên sẽ chính xác hơn kể cả với năm nhuận.
2.2/ Cách an sao
– Tử vi: Dùng 14 sao chính và hơn 100 sao phụ nên có nhiều mâu thuẫn do sự tương phản giữa các vì sao nên kết luận sẽ không chuẩn xác.
– Tứ trụ bát tự: Dùng thập thần tương tác với mệnh chủ nên luận đoán khá logic, độ chính xác cao.
2.3/ Cơ sở luận đoán
– Tử vi: Dựa vào ý nghĩa của các vì sao, sự biến hóa của các cung vị để luận đoán. Dễ học và dễ nhớ nên ai cũng có thể học được.
– Tứ trụ bát tự: Dựa vào Thiên can địa chi với tổ hợp của mệnh chủ cùng sự sáng tạo của học thuyết âm dương ngũ hành để luận đoán. Rất logic và chính xác.
2.4/ Khía cạnh luận đoán
– Tử vi: Luận đoán tính cách, tiền tài, sự nghiệp, sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Nhược điểm là không chỉ ra được điểm yếu nên khó đưa ra được hướng giải quyết.
– Tứ trụ bát tự: Ngoài những gì mà tử vi làm được thì tứ trụ bát tự có thể chỉ ra được những điểm yếu của mệnh chủ và đưa ra hướng giải quyết kịp thời cho mỗi lần đại vận sắp tới.
2.5/ Giá trị thực tiễn
– Tử vi: Giúp biết trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai để chuẩn bị đón nhận.
– Tứ trụ bát tự: Cho khách hàng biết điều sẽ xảy ra, tối ưu vận mệnh bằng cách sử dụng những vật phẩm phong thủy để cải vận, mang đến những điều tích cực.
Gói dịch vụ xem Tứ trụ bản mệnh
༺ Phân tích Tứ trụ bản mệnh theo ngày tháng năm sinh.
༺ Xác định đúng cung mệnh của bản thân.
༺ Nắm bắt vận mệnh để tránh họa, biến hung thành cát.
༺ Xem xét điểm thiếu khuyết để bổ sung quý nhân cho mệnh chủ.
༺ Tư vấn chọn được ngành nghề phú hợp với bản thân.
༺ Tư vấn chọn người cùng làm ăn, kết duyên,...
༺ Tư vấn thời điểm vượng nhất trong cuộc đời để tận dụng cơ hội.
3/ Cách xem tứ trụ mệnh bàn
Để có thể biết chính xác vận mệnh của một người, cần phải nắm vững ý nghĩa của từng trụ cũng như sự tương tác, phối hợp qua lại giữa các trụ. Dựa vào cung và mỗi trụ là một cung, qua lục thân, qua can, chi, qua ngũ hành, ta có thể đoán được tương lai của một người là như thế nào.
3.1/ Trụ năm
Trụ năm là thái tuế, là phúc họa một đời và được ví như nguồn gốc của nhân mệnh. Nó dùng để xác định đại mệnh. Nếu nguồn cạn kiệt thì mệnh tận, nguồn phong phú thì mệnh cường.
Muốn biết trụ năm mạnh hay yếu, phải lấy:
- Lệnh tháng để đo vượng suy.
- Xét quan hệ sinh khắc lẫn nhau giữa can và chi.
- Xét mối quan hệ sinh khắc chế hóa với ba trụ còn lại.
Can và Chi trong trụ năm tương hỗ hoặc tương sinh là tốt. Nếu được thì trụ tháng, ngày, giờ sinh thêm hòa hợp thì càng tốt hơn.
– Trụ năm chắc chắn, kiên cố, gia chủ một đời hưng vượng, được hưởng tất cả mọi phúc đức tốt lành của tổ tiên. Cha mẹ khỏe mạnh sống thọ, con cháu hiếu thuận, có năng lực, sớm công thành danh toại.
– Nếu trụ năm sinh lợi cho trụ tháng, ngày, giờ thì không được. Bởi đó là sự rò rỉ, tổn thất nguyên khí, làm cho gốc suy nhược, làm hại tổ nghiệp, bất lợi cho cha mẹ.
– Nếu cả 3 trụ tháng, ngày, giờ hình xung khắc hại trụ năm, không chỉ khắc hại tổ nghiệp, bất lợi lục thân mà còn muôn việc không thành.
Ví dụ:
- Năm Giáp Ngọ, Mậu Thân là tương sinh, tốt: Gia đình hoà thuận, êm ấm, làm ăn phát đạt, thịnh vượng.
- Nhâm Ngọ, Giáp Thân là tương khắc, gây bất lợi cho cha mẹ. Nếu can khắc chi là hại mẹ, ngược lại chi khắc can là hại cha.
- Mậu Thìn, Nhâm Tý là can chi năm tương hòa nhất khí: Phần nhiều cha mẹ bất hòa, việc nhà sóng gió, gia nghiệp không yên.
3.2/ Trụ tháng
Trụ Tháng đại biểu cho cung huynh đệ (anh, chị, em), nhưng cũng có quan điểm cho là trụ tháng chủ về cha mẹ. Trụ tháng được biểu thị bằng can chi, gọi là lệnh tháng. Lệnh tháng là căn cứ dùng để đo lường vượng suy của can chi năm, ngày, giờ và của thập phần. Lệnh tháng khống chế sự mạnh, yếu và là chúa tể nắm quyền sinh sát của một tháng.
Ðể đo lường vượng suy của tứ trụ, phải lấy lệnh tháng làm tiêu chuẩn kết hợp với can liên hệ, và lấy “Sinh Vượng Tử Tuyệt” làm căn cứ để xác định. Nếu:
- Can chi tương sinh hoặc can của tháng gặp vượng địa và được ba trụ còn lại tương trợ thì anh em trong nhà hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
- Can tháng bị khắc hoặc can chi của tháng xung khắc nhau thì rất dễ xảy ra xung đột, bất hòa mất đoàn kết, mỗi người mỗi nơi.
3.3/ Trụ ngày
Trọng tâm lý luận của tứ trụ thì trụ ngày thể hiện cho bản thân của mệnh chủ. Tứ trụ lấy can ngày làm trung tâm gọi là mệnh chủ hoặc nhật nguyên. Nhật nguyên là chủ của cả đời người, là sự phản ánh cát hưng phúc họa cả đời người đó.
– Nhật chủ sinh vượng, con người cường tráng khỏe mạnh, có thể thắng tài kháng sát bảo vệ lục thân.
– Nhật chủ suy nhược, hưu tù, con người yếu ớt, lắm bệnh, gặp nhiều chuyện không may.
Tóm lại nhật nguyên trung hòa là quý, là tốt, ít hung hiểm; trái lại nhật nguyên vượng quá hoặc suy quá thì đều là xấu.
Trụ ngày đại biểu cho cung hôn nhân. Can ngày là mình, chi ngày sát cánh bên can ngày, là vợ hoặc chồng.
- Can chi cùng sinh cho nhau: vợ chồng hòa thuận.
- Chi sinh can: nam lấy được vợ hiền giúp đỡ, nữ được tấm chồng tốt giúp sức.
- Can sinh chi: nam yêu vợ, nữ giúp chồng.
- Can chi tương xung, tương khắc: vợ chồng xa nhau; tượng hôn nhân muộn.
- Can chi tương khắc nặng: không ly hôn cũng chết một trong hai.
- Can chi có cùng ngũ hành: vợ chồng xảy ra hiện tượng bất hoà.
3.4/ Trụ giờ
Trụ giờ trong tứ trụ biểu thị cho cung con cái. Ngoài ra, nó còn bổ trợ cho can ngày. Cho nên mới có câu “ngày là hội của ba vương, là tượng của Đế vương, giờ là cận thần, là chỗ dựa của vua. Ngày và giờ là có đủ vua tôi, là trời đất hợp đức”.
Vậy nên, ngày giờ tương sinh tương hợp có nghĩa là vua tôi hòa hợp, có thể bổ trợ cho hỷ thần hoặc dụng thần trong cách cục hoặc chế ngự kỵ thần trong cách cục. Giờ hợp sinh vượng, kỵ suy tuyệt, phàm trong cục có hỷ thần lâm giờ sinh, thì sinh vượng là cát mà suy tuyệt là bất lợi.
- Trụ giờ sinh vượng: con cháu đông đúc, hưng thịnh, thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, thông minh, tiền đồ sáng sủa rộng mở.
- Trụ giờ hưu tù, tử tuyệt: con cái tai nạn nhiều, hoặc chết yểu.
- Trụ giờ sinh phù trụ ngày: con cháu đầy đàn, hiếu thuận, về già được nhờ, bình yên, êm ấm.
- Trụ giờ xung trụ ngày: con cháu bất hiếu, về già cô độc, tình thân bạc bẽo.
Chuyên gia phong thủy Hoa Quyên có thể dựa vào năm, tháng, ngày, giờ sinh để năm băt vận mệnh và cải vận cho mọi người.
4/ Dụng thần, hỷ thần, kỵ thần trong tứ trụ là gì?
4.1/ Dụng thần là gì?
Dụng thần trong tứ trụ có nghĩa là chọn một hành phù hợp để áp chế ngũ hành quá vượng và phù trợ ngũ hành quá yếu. Từ đó, khiến cho ngũ hành được trung hòa, cân bằng âm dương. Ngũ hành hài hòa giúp gia chủ làm việc gì cũng thành công, luôn gặp may mắn và bình an.

Tuy nhiên, chọn dụng thần phải khéo léo để không phá mất quý khí. Dụng thần có sự phân định giữa ngũ hành và can chi. Ví dụ nếu hành hỏa là dụng thần thì không có nghĩa là Bính Đinh Tị Ngọ đều dùng được, bởi lẽ can chi còn có quan hệ xung hợp, hợp hoá làm cho ngũ hành bị thay đổi.
Điều này hết sức quan trọng, không được phép lơ là khi chấm số. Vậy nên, Dụng thần thường sẽ là:
- Can chi trợ cho thân, khi thân nhược.
- Can chi hoá giải sự xung khắc giữa các can chi khác trong trụ.
- Can chi có lực nhất trong trụ và thể hiện sự giàu sang phú quý.
4.2/ Hỷ thần trong tứ trụ là gì?
Hỷ thần trong tứ trụ là cái sinh trợ hoặc cứu ứng cho dụng thần. Đó có thể là những cái hình, xung, hóa, khắc, hại để hóa mất hay hợp mất dụng thần.
Ví dụ:
Dụng thần của bạn là Thổ thì hỷ thần là Hỏa vì Hỏa sinh Thổ. Dùng Hỷ thần để bổ cứu trong việc chọn phương vị hoặc nghề nghiệp nhưng tác dụng sẽ kém hơn rất nhiều so với tìm dụng thần.
4.3/ Kỵ thần là gì?
Kỵ thần tức là một thần nào đó xung khắc với dụng thần hoặc làm tổn hại hỷ thần. Kỵ thần sử dụng để tránh các tuổi, các ngành nghề, phương vị, năm tháng,… nhằm giảm thiểu những rủi ro và thất bại.
Ví dụ: Dụng thần của gia chủ là Thổ, hỷ thần là Hỏa thì kỵ thần sẽ là Mộc, Thủy.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về tứ trụ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tứ trụ bản mệnh và có thể vận dụng sự hữu ích của nó để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Thông tin liên hệ
Khách hàng muốn xem vận mệnh cuộc đời, kích cầu tài lộc, con đường hôn nhân, công danh sự nghiệp thì hãy liên hệ ngay với hội quán phong thủy Hoa Quyên để được tư vấn kỹ hơn.
- Địa chỉ: Khu Nhà Vườn, A64 lô, Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
- Phone: 0979 352 227
- Email: hoaquyenchudich@gmail.com
- Website: https://phongthuyhoaquyen.vn